Làm quen với lệnh tìm kiếm trên Linux
21/07/2019
Bài viết này sẽ hướng dẫn các kỹ thuật viên cách thức tìm kiếm file, thư mục theo các tiêu chí khác nhau trên Linux.
Giới thiệu
Các kỹ thuật viên mới làm quen HĐH Linux thường lúng túng khi tìm kiếm tệp, thư mục theo các tiêu chí riêng. Không như Windows các giao diện được thực hiện khá trực quan, trên Linux command, các kỹ thuật viên cần sử dụng câu lệnh để thực thi tìm kiếm.
Bài viết sẽ hướng dẫn các kỹ thuật sử dụng câu lệnh find
để tìm kiếm theo các điều kiê
Tìm theo tên
Câu lệnh thực thi:
find -name "ten_can_tim"
Lưu ý trong Linux, hệ thống có phân biệt chữ HOA và CHỮ THƯỜNG. Do vậy tìm kiếm có ký tự ho/thường sẽ ra các kết quả khác nhau.
Trong trường hợp bạn muốn tìm tất cả nhưng loại trừ tên file/thư mục :
find -iname "query"
Tìm theo loại
Bạn có thể dùng -type để phân biệt loại đối tượng cần tìm
find -type loai_doi_tuong tu_khoa
-
f: tìm file
-
d: tìm thư mục
Tìm theo dung lượng và thời gian.
Dung lượng.
Sử dụng tham số "-size"
Khi dùng -size, thường gắn thêm ký hiệu dung lượng gắn với tham số :
-
c: bytes
-
k: Kilobytes
-
M: Megabytes
-
G: Gigabytes
Ví dụ, tìm file có dung lượng chính xác là 50 byte
find / -size 50c
Nếu nhỏ hơn 50 byte, sử dụng dấu "-" phía trước
find / -size -50c
Nếu lớn hơn 700M, dùng dấu "+" phía trước
find / -size +700M
Thời gian.
-
Thời gian chạy, sử dụng "-atime": Thời gian gần nhất truy vấn vào file.
-
Thời gian sửa, sử dụng "-mtime": Thời gian gần nhất edit file.
Ví dụ: tìm các file được sửa 1 ngày trước
find / -mtime 1
Nếu lớn hơn 1 ngày trước, thêm dấu - phía trước số ngày.
find / -mtime -1
Nếu là nhiều hơn 1 ngày thì thêm dấu + phía trước số ngày.
find / -mtime +1
Chúc các bạn thành công!
Tags: